Hướng dẫn cách tính bhxh 1 lần mới nhất

Theo luật người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện sau 1 năm dừng đóng BHXH và một số điều kiện khác ( Chưa đủ điều kiện nhận lương hưu ) thì được yêu cầu làm thủ tục nhận BHXH 1 lần. 

Hướng dẫn cách tính bhxh 1 lần mới nhất

Cách tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần

Theo Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, thì mức hưởng cho BHXH được tính như sau 

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Theo công thức sau :

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó  Bbqtl là mức tiền lương đóng hàng tháng được tính bằng cách :

Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) ÷ Tổng số tháng đóng BHXH

Trường hợp BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH bằng với số tiền đã đóng trước đó, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

Ví dụ :

Chị Nguyễn Thị B đã làm cho công ty A từ tháng 2/2013 cho tới tới tháng 8/2018. Chị B nghĩ việc từ tháng 9/2018. Tới tháng 10/2019 chị B muốn nhận BHXH 1 lần thì số tiền mà chị được nhận như sau

Ví dụ thời gian đóng bảo hiểm của chị B như sau: 

  • Từ tháng 02/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.400.000đ 
  • Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.550.000đ 
  • Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.300.000đ 
  • Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH 
  • Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.560.000đ
  • Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.560.000đ 
  • Từ tháng 03/2016 đến tháng 08/2016, mức lương đóng BHXH là: 2.850.000đ

Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương của người lao động tới năm 2021 được tính như  sau :

Bảng điều chỉnh tiền lương đóng BHXH tới năm 2021

Vậy số tiền mà chị B sẽ nhận được khi rút BHXH 1 lần :

- Từ tháng 02/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng):

1.400.000 x 12 x 1,08  = 18.144.000 đồng.

- Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng):

1.550.000 x 9 x 1,03 = 14.368.500 đồng

- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng):

2.300.000 x 3 x 1,03 = 7.107.600 đồng

- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng):

2.560.000 x 6 x 1,03 = 15.820.800 đồng

- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng):

2.560.000 x 2 x 1.00 = 5.1200.000 đồng

- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng):

2.850.000 x 5 x 1.00 = 14.250.000 đồng

Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng.

Tổng mức lương đóng BHXH của chị B sẽ là:

18.144.000 + 14.368.500 + 7.107.600 + 15.820.800 + 5.120.000 + 14.250.000 = 74.810.900 đồng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:

74.810.900/37 = 2.021.916 đồng

Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm.

Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là:

2.021.916 x 1 x 1,5 = 3.032.874 đồng

Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng.

Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là:

2.021.916 x 2,5 x 2 = 10.109.580 đồng

Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần Chị B được hưởng là:

3.032.874 + 10.109.580 = 13.142.454 đồng

Hy vọng cách tính trên đã hướng dẫn các bạn tự tính được số tiền BHXH 1 lần mà mình sẽ nhận được.