Lễ Vu Lan và cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch có phải là một

 Nhiều người vẫn nhầm lẫn Lễ Vu Lan và cúng cô hồn rằm tháng 7 là một. Tuy nhiên 2 lễ này là 2 lễ khác nhau về hình thức, ý nghĩa và cả nguồn gốc của chúng.

Theo lịch năm 2022 thì lễ Vu Lan 2022 sẽ vào ngày chủ nhật, ngày 12 tháng 08 dương lịch tức15/07 âm lịch). Và lễ cúng cô hồn tháng 7  thường diễn ra trong khoảng thời gian từ từ mùng 2 đến 14/07 âm lịch.

Khác nhau giữa lễ Vu lan và lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Phân biệt Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn tháng 7 âm lịch

 

Lễ Vu Lan

Lễ cúng Cô hồn

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiền Liên mong muốn cứu mẹ mình thoát khỏi ngạ quỷ (quỷ đói). Nhưng ngài đã làm tất cả mọi cách, tất cả mọi phép thần thông cũng không giúp mẹ thoát khỏi kiếp nạn.

Nhìn mẹ tiều tụy dù có đói đến mấy, khát đến mấy cũng không được ăn, không được uống. Vì phải trả tội cho những nghiệp ác trên dương thế mà sanh làm ngạ quỷ dưới địa ngục, bị đói khác hành hạ khổ sở. 

 Theo kinh Vu Lan bồn, Mục Liên quay về tìm Phật, xin Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Mục Kiền Liên đã làm mâm lễ cúng đúng ngày rằm tháng 7, cuối cùng mẹ cũng thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, chúng sanh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì nên làm theo cách này. Ngày lễ Vu Lan đã được ra đời.

 Cúng cô hồn là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc. Người dân Trung Hoa thường gọi là ngày lễ Phóng diệm khẩu. Tức là chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn, những vong hồn vật vờ, những loài quỷ đói, không có người thân trên nhân gian cúng bái.

Bắt nguồn từ câu chuyện giữa A Nan với một con quỷ đói miệng lửa với thân thể gầy mòn, trơ xương, miệng nhả ra lửa. Đến báo cho A Nan rằng, ba ngày sau A Nan sẽ mất và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ. A Nan hoảng sợ, hỏi nhờ quỷ hướng dẫn tránh khỏi kiếp nạn. A Nan được quỷ đói khuyên rằng "ngày mai phải thí cho bọn tôi mỗi đứa một chút thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

Ý nghĩa

 Vu Lan trở thành ngày báo hiếu của các thế hệ con cháu tưởng nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đồng thời giúp con cháu đời sau đến chùa, tiếp cận những phong tục tập quán những ý nghĩa giáo dục đầy tính nhân văn của Phật giáo.

Đây không đơn thuần là ngày lễ tôn giáo thiêng liêng, mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Ngày lễ nhắc nhở mọi người về đạo lý làm người Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vu Lan là ngày lễ văn hóa tình người, lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn, như một cách cư xử văn hóa đúng nghĩa.

 

 Cúng cô hồn, theo tín ngưỡng thì từ tâm của con người mà ra. Bởi những việc làm, những gì mình thấy hàng ngày là những khó khăn vất vả, nguy hiểm buộc con người lại mình có tư duy hướng thiện nhằm bình ổn tâm hồn của người sống và làm ấm lòng người đã khuất.

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong văn hóa người Việt Nam. Nhằm giúp đỡ, làm phúc cho những cô hồn lang thang, không có người thờ cúng, được một ngày no say, tránh bị quấy phá mà còn được họ phù hộ. Con người dù có nhiều tội ác đến đâu, thì ít nhất trong quá trình đền tội, sẽ được một ngày được ân xá.

Nghi thức và cách cúng

 Trong nghi thức cúng lễ Vu Lan, vào những ngày này người dân thường đến chùa viếng lễ cầu kinh, thắp hương. Người dân cài hoa hồng lên ngực áo, những ai còn cha mẹ thì cài màu đỏ, ai cha mẹ đã mất thì cài màu trắng. Nghi thức này để nhắc nhở con cháu hiếu thảo với đấng sinh thành, nhớ về cội nguồn, biết ơn bằng những hành động cao đẹp.

Trong mâm cúng lễ Vu Lan thường đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ từng chi tiết, chỉnh chu về mặt hình thức. Tùy theo từng hoàn cảnh của gia đình mà nghi thức thờ cúng chay mặn khác nhau, những lễ vật tiền, vàng mã, các đồ dùng phải đầy đủ, theo lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay.

 

 Trong nghi thức cúng cô hồn, vào những ngày này người dân thường có phong tục giật cô hồn. Trước kia người qua quan niệm rằng giật cô hồn là trò chơi của trẻ em, trẻ em càng tranh giành, giành giật sạch mâm cúng điều may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ngày nay phong tục giật cô hồn ngày càng bị biến tướng nghiêm trọng.

Trong mâm cúng cô hồn được bày trí khá đơn giản, như hương, hoa đèn, xôi chè, kẹo bánh, bỏng ngô, cóc ổi mía ghim, vàng mã tiền giấy,... Với ý nghĩa làm phúc, bố thí.

Cúng kiến trong ngày lễ Vu Lan hay rằm tháng 7 không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm, chuẩn bị mâm cơm, hoa quả tươm tất để cúng trời đất và gia tiên là đã đủ thành ý của mình. Ngoài ra mỗi vùng miền có cách thức cúng khác nhau và theo lời dạy của ông bà đã dạy từ xa xưa.