Sa Đéc - Lịch sử hình thành và phát triển

 Từ rất xa xưa, Sa Đéc là vùng đất trũng, nước ngập quanh năm khí hậu ẩm ướt, dân cư thưa thớt…. Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ “Phsar- Dek” là tên của một vị thuỷ thần mà đồng bào Khơ- mer tôn sùng, từ này còn có nghĩa là chợ Sắt; theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng con gái xinh đẹp, vì tình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ, nhân dân tưởng nhớ đặt tên của nàng làm chợ cho đến ngày nay.

Lịch sử hình thành tỉnh Sa Đéc trước 1975

Bản đồ hạt Sa Đéc năm 1885
Bản đồ hạt Sa Đéc năm 1885

Sa Đéc Thời nhà Nguyễn 

Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt". 

Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này. Khoảng cuối thập niên 1750, chúa Nguyễn thành lập năm đạo ở miền Tây Nam Bộ, để bảo vệ cho Dinh Long Hồ trong đó có Đông Khẩu Đạo (Sa Đéc). 

Trong một thời gian dài, Sa Đéc từng là một trong những khu chợ sung túc nhất ở phía Nam. Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng chia lại miền Nam thành Nam Kỳ lục tỉnh. Khi đó Sa Đéc lại thuộc phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.

Tỉnh Sa Đéc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc tên là Sadék và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956, tuy nhiên sau đó tỉnh Sa Đéc lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1966 tỉnh lỵ là Sa Đéc về mặt hành chính thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, quận Đức Thịnh, tiếp tục tồn tại và bị mất địa vị hành chính cấp tỉnh từ tháng 2 năm 1976, sau khi được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong để trở thành tỉnh Đồng Tháp như ngày nay.

Sa Đéc Thời Pháp thuộc

Tỉnh Sa Đéc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc tên là Sadék và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956, tuy nhiên sau đó tỉnh Sa Đéc lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1966 tỉnh lỵ là Sa Đéc về mặt hành chính thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, quận Đức Thịnh, tiếp tục tồn tại và bị mất địa vị hành chính cấp tỉnh từ tháng 2 năm 1976, sau khi được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong để trở thành tỉnh Đồng Tháp như ngày nay.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sa Đéc trở thành tỉnh Sa Đéc. 

Tỉnh Sa Đéc nằm ở hai bên sông Tiền Giang, giáp các tỉnh Long Xuyên, Tân An, Vĩnh Long, Cần Thơ và Mỹ Tho. Dân số tỉnh Sa Đéc theo số liệu thống kê năm 1901 là 182.924 người và năm 1920 là 203.588 người. 

Năm 1903, tỉnh Sa Đéc có 10 tổng với 79 làng trực thuộc như sau

  • Tổng An Hội: 6 làng 
  • Tổng An Mỹ: 15 làng 
  • Tổng An Phong: 8 làng 
  • Tông An Thới : 9 làng 
  • Tổng An Tịnh: 4 làng 
  • Tổng An Trung: 6 làng 
  • Tổng An Thạnh Thượng: 6 làng
  • Tổng An Thạnh Hạ: 6 làng 
  • Tổng Phong Nẫm: 11 làng Tổng Phong Thạnh: 6 làng.

Giai đoạn 1945 - 1956

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc là một trong số 21 tỉnh của Nam Bộ. Lúc này, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. 

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Ngày 14 tháng 5 năm 1949, huyện Lấp Vò của tỉnh Long Xuyên trước đó được nhập vào tỉnh Sa Đéc. Đồng thời, tỉnh Sa Đéc nhận thêm làng Phong Hòa trước đó thuộc tổng An Trường, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ và tỉnh cũng giao lại làng Hội An trước đó thuộc quận Châu Thành cho tỉnh Long Xuyên quản lý. 

Tháng 6 năm 1951, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Sa Đéc với tỉnh Long Châu Tiền (bao gồm một phần đất của tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc trước đó) thành tỉnh Long Châu Sa. Tuy nhiên tên tỉnh Long Châu Sa không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954 bị giải thể và tỉnh Sa Đéc được tái lập.

Giai đoạn 1956 - 1975

  • Tỉnh Sa Đéc khi đó tỉnh lỵ có tên là Sa Đéc, bao gồm 4 quận trực thuộc:
  • Quận Lấp Vò, gồm 2 tổng Phú Thượng và Phong Thới với 8 xã 
  • Quận Châu Thành (do đổi tên từ quận Sa Đéc cũ), gồm 3 tổng An Thạnh, An Thới và An Trung với 13 xã 
  • Quận Đức Thành, gồm 3 tổng An Khương, Ti Thiện và Tiến Nghĩa với 8 xã 
  • Quận Đức Tôn, gồm 2 tổng An Mỹ Đông và An Mỹ Tây với 7 xã. Đến ngày 14 tháng 2 năm 1968, quận Châu Thành lại đổi tên thành quận Đức Thịnh.

Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân- dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi bằng mùa xuân 1975 để cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khôi phục kinh tế- văn hóa- xã hội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. 

Một Sa Đéc mến yêu và trù phú luôn thôi thúc và vẫy gọi những người con của quê hương, của mọi miền Tổ quốc cùng chung sức chung lòng vì một Sa Đéc phát triển ổn định và bền vững….

Thành phố Sa Đéc ngày nay :

Bản đồ hành chính Thành Phố Sa Đéc
Bản đồ hành chính Thành Phố Sa Đéc

Ngày nay Thành phố Sa Đéc nằm ở vị trí trung tâm vùng nam sông Tiền, cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 40 km về phía tây bắc, cách thành phố Cao Lãnh 30 km và cách thành phố Hồng Ngự ở biên giới 90 km, giáp với tất cả các huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành qua sông Tiền 
  • Phía bắc giáp huyện Lấp Vò 
  • Phía tây giáp huyện Lai Vung 
  • Phía nam giáp huyện Châu Thành.

Thành phố có diện tích 59,11 km², dân số năm 2019 là 106.197 người, mật độ dân số đạt 1.797 người/km². Thành phố Sa Đéc cùng với thành phố Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự tạo thành ba trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Sa Đéc là trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa, du lịch ở phía nam tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Sa Đéc giữ vai trò trọng yếu là trung tâm của khu vực phía nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Đơn vị hành chính tại Sa Đéc 

Đơn vị hành chính tại Sa Đéc

Kinh tế - Xã Hội Sa Đéc

Sa Đéc vốn đã rất nổi tiếng về sự hưng thịnh của mình từ khi mới thành lập. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng "lưu thông quán khái" (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang". Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, "Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán lại cho địa phương nhà".

Thành phố Sa Đéc ngày nay
Ngã tư Trần Phú và Hùng Vương Sa Đéc

Thực hiện Nghị quyết 01 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Sa Đéc về phát triển du lịch thành phố Sa Đéc giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Sa Đéc đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng để quảng bá tạo dựng hình ảnh của địa phương, từng bước đưa Sa Đéc trở thành trạm dừng chân và lưu trú lý tưởng của du khách.

Phát triển Sa Đéc thành một thành phố du lịch xanh
Bản đồ quy hoạch thành Phố Sa Đéc tương lai

Nhiều tuyến đường kết nối giao thông phục vụ phát triển du lịch được đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên các tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan du lịch trọng điểm của thành phố như Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Chùa kiến An Cung, Làng hoa Sa Đéc, Làng bột.

Thông tin một số cơ quan hành chính tại Sa Đéc

 Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Sa Đéc

Ủy ban nhân dân Sa Đéc là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại Sa Đéc. Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.

Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Sa Đéc

Địa chỉ trụ sở: Số 530A, đường Nguyễn Sinh Sắc, khóm 5, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 02773.863249 

Fax: 02773.861314 - Email: tpsadec@dongthap.gov.vn

Website: https://sadec.dongthap.gov.vn

Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc

Ngày 11 tháng 10 năm 1905, Thống đốc Nam Kỳ De Calan đặt viên gạch đầu tiên xây dựng Nhà thương Sa đéc . Nhà thương tọa lạc đường Pát-tơ, làng Tân Hưng, tổng An Hội (phường 4, Thành Phố Sa Đéc ngày nay).

Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc

Địa chỉ bệnh viện: Địa chỉ: 153 Nguyễn Sinh Sắc, P. 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 

Điện thoại: 0277.861.919 - Fax: 0277.3863247 

Email: bvdksadec.soyte@dongthap.gov.vn

Website: https://bvdksadec.vn/

Trung tâm Y tế Thành Phố Sa Đéc :

Trung tâm y tế Thành phố Sa Đéc là địa điểm thăm khám uy tín của bà con khu vực Đồng Tháp. Với nhiệm vụ khám chữa các bệnh lý đa khoa: khoa sản, khoa da liễu, khoa tai mũi họng, khoa thận – tiết niệu…

Trung tâm Y tế Thành Phố Sa Đéc :

Địa chỉ : Đường Tôn Thất Tùng, Khóm 3, Phường 1, Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp 

Điện thoại: 02773. 861.339 - Fax: 02773.861.339

Email: trungtamytesadec@gmail.com

Website: http://ttytsadec.gov.vn

Bến cảng Sa Đéc 

Bờ trái sông Tiền, Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, phường Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Địa chỉ : Khu C, khu công nghiệp Sa Đéc, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 

Điện thoại: 02773 761667

Thành Đoàn Sa Đéc

Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội.

Địa chỉ: 70 Lê Lợi, Khóm 1, Phường 3, Thành phố Sa Đéc 

Email: thanhdoansadecdt@gmail.com 

Điện thoại: 0673.861.328

Website: http://thanhdoansadec.org.vn

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Sa Đéc

Phòng Giáo dục và Đào tạo Sa Đéc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố về giáo dục và đào tạo, bao gồm mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục.

Trụ sở: số 05, đường Nguyễn Cư Trinh, khóm 5, phường 1, thành phố Sa Đéc 

Điện thoại: 02773861155 Fax: 0673868155 

Email: pgd.tpsadec.dongthap@moet.edu.vn 

Website: http://www.pgdsadec.edu.vn

.Trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Sa Đéc là cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm quản lý, điều phối và rà soát các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội của các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh.

Địa chỉ Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Sa Đéc :  Số 8A Đường Hồ Tùng Mậu, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Số điện thoại : (0277) 3.865.462

Văn hóa - con người Sa Đéc

Nằm nép mình bên dòng sông Tiền và sông Sa Đéc quanh năm khí hậu thiên nhiên ưu đãi, hơn một trăm năm qua, Làng nghề trồng hoa kiểng Sa Đéc không chỉ nổi tiếng khắp cả nước với lịch sử biến chuyển gắn với sự đổi thay của đất nước mà còn được biết đến với sự kế tục, làm rạng danh hoa kiểng quê hương của biết bao thế hệ cha ông.

làng hoa kiểng Sa Đéc

Từ khi các bậc tiền nhân nơi đây mở nghiệp với nghề trồng hoa kiểng đến những thế hệ hôm nay là cả một chặng đường dài không ngừng đổi mới và phát triển. Tên gọi Làng hoa Tân Quy Đông xưa kia được mở rộng, phát triển thành thành phố hoa Sa Đéc ngày càng khởi sắc, góp thêm hương sắc cho đời, sự giàu có cho người và phồn thịnh cho xứ sở.

Sông Sa Đéc và cầu Sắt
Những ngôi nhà xưa bên phường 3 TP Sa Đéc

Các tài liệu xưa ghi rằng, Sa Đéc từ có một mặt hàng được xuất đi khắp Đông Dương, đó là cao khô, nhiều nhà buôn trở nên giàu có cũng nhà mặt hàng này, hoạt động mua bán nhộn nhịp và kinh tế thịnh vượng nhờ sự hội tụ, quần cư của người Kinh, Hoa và Khơ Me mà vết tính còn lại là những căn biệt thự củ lâu đời, vẫn còn hiển hiện nơi đây.

Bánh tầm bì Sa Đéc
Món bánh tầm bì nước cốt dừa

Đặc sản Sa Đéc

Tôn giáo tại TP Sa Đéc

Với lịch sử lâu đời nơi đây cũng là địa phương có đa tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Cơ đốc phục lâm.v.v. Là địa phương có nhiều chùa nhất của tỉnh Đồng Tháp, thành phố Sa Đéc được nhiều người ví von là đất Phật với hơn 40 ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau. Những cơ sở thờ tự tiêu biểu của các tôn giáo :

Phật giáo

- Chùa Bửu Quang (số 459 Hùng Vương, phường 1) là nơi đặt Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp.

- Chùa Phước Hưng (chùa Hương) là ngôi chùa cổ lâu đời, nơi đặt văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố Sa Đéc. Chùa Phước Hưng có kiến trúc khá đặc biệt so với nhiều chùa cổ ở miền Nam, trông giống đình làng hơn là chùa.

- Chùa Kim Huê bên rạch Cái Sơn là ngôi tổ đình lớn, nơi xuất phát của nhiều vị cao tăng ở miền Nam qua nhiều thời kỳ.

- Chùa Phước Huệ là ngôi chùa lớn dành cho chư ni, cơ sở đào tạo ni giới của trường trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp.

- Chùa Bà Thiên Hậu (Thất Phủ Thiên Hậu Cung) toạ lạc tại số 143, đường Trần Hưng Đạo, P.1, TP. Sa Đéc. Ngay từ cổng chùa, ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng của người Hoa tại Sa Đéc. Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc có ngày lễ lớn chính trong năm, nhằm 23/3 và 9/9 âm lịch

Kiến An Cung (Chùa Ông Quách) : Kiến An Cung tục gọi là chùa Ông Quách có niên đại trên trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan. Công trình khiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Công giáo: 

- Nhà thờ Sa Đéc (nhà thờ Hòa Khánh) là nhà thờ lớn của Tp. Sa Đéc. 

- Nhà thờ Tân Quy (phường 3) - Nhà thờ Phú Long (xã Tân Phú Đông). 

- Tu viện Chúa Quan Phòng. Tin Lành: 

- Nhà thờ Tin Lành Sa Đéc (đường Hùng Vương, phường 1). 

Cao Đài:

 - Cao Đài Tây Ninh 

- Thánh thất Sa Đéc (đường Lê Lợi, phường 3). 

- Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (đường Hoàng Sa, phường 3). Tịnh Độ cư sĩ Phật hội Việt Nam:

 - Hưng Trung tự còn gọi là chùa Tịnh Độ (đường Phan Bội Châu, phường 1) là ngôi chùa của cư sĩ Phật hội đồng thời là cơ sở khám chữa bệnh Đông y từ thiện. Phật giáo Hòa Hảo: 

- Ban Trị sự xã Tân Phú Đông (ấp Phú Long, xã Tân Phú Đông). Cơ đốc phục lâm: - Cơ sở sinh hoạt tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Phát, phường 1. 

Du lịch Sa Đéc

Lời kết  : 

Thành phố Sa Đéc lúc nào cũng tấp nập trên bến dưới thuyền, là nơi tụ hội của thương hồ bốn phương, có lẽ vậy mà người xưa thường nói: " Nhất cận thị, nhịn cận giang" nghỉa là một là gần chợ, hai là gần sông, càng khẳng định vị trí thuận lợi và công sức mồ hôi của bao thế hệ đã không ngừng vun bồi lên một Sa Đéc sôi động, ngọt ngào và đáng yêu mà không thể trộn lẫn với bất cứ nơi nào.

Nội dung bài viết tham khảo từ : vi.wikipedia.orgsadec.dongthap.gov.vn