❗ Top 20 món ngon đặc sản Đồng Tháp không thể bỏ qua

Đồng Tháp có đặc sản gì? là những thứ mà nhiều người quan tâm khi đến du lịch tham quan vùng đất xinh đẹp này. Bài viết này, Langhoasadec xin gợi ý 20 đặc sản Đồng Tháp mà các bạn không thể bỏ qua khi có dịp đến vùng đất sen hồng này, mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè của mình.

Bài viết cập nhật T9/2022

❗ Top 20 đặc sản Đồng Tháp dùng để làm quà

1. Bánh phồng tôm Sa Giang

Đặc sản Đồng Tháp bánh phồng tôm Sa Giang của Công ty đã nổi tiếng tại Việt Nam từ những năm 1960. Bánh phồng tôm Sa Giang đã có mặt từ lâu đời ở Việt Nam, được bán rộng rãi và phổ biến trong các siêu thị, chợ,… Bên cạnh đó bánh phồng tôm Sa Giang còn được xuất khẩu đến thị trường nước ngoài.

Đặc sản Đồng Tháp bánh phồng tôm Sa Giang

Từ các loại tôm nước ngọt, nước mặn như tôm tích, tôm sắt, tôm bạc, tôm nghệ, tôm sú… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã mang lại hương vị đặc trưng của bánh phồng tôm Sa Giang. Hiện nay, ngoài sản phẩm bánh phồng tôm truyền thống, Sa Giang đã phát triển thêm nhiều loại sản phẩm mới như: bánh phồng cua, bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng chay.

Bánh phồng tôm Sa Giang được làm từ các loại tôm nước ngọt

2. Nem Lai Vung

Ban đầu nem Lai Vung được làm để cúng trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Sau này người dân thấy dễ làm và cũng đơn giản nên quyết định học để bán. Đối với phần nguyên liệu làm nem của Đặc sản Đồng Tháp nem Lai Vung Đồng Tháp, người làm phải chọn lựa kỹ càng cẩn thận. Từ thịt heo, bì heo, cho tới các loại gia vị tẩm ướp nem, rồi đến các loại lá để gói nem.

Đặc sản Nem Lai Vung Đồng Tháp

Cách làm nem cũng tương đối đơn giản. Thịt làm nem là thịt heo được đưa vào cối đá quyết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng sau đó trộn lẫn với các nguyên liệu như thịt, bì, tiêu, ớt và lót kèm lá vông và được gói lại bằng lá chuối, để vài ngày cho lên men là có thể dùng được.

Bên cạnh thịt heo thì nem chua Lai Vung còn có cả bì heo

Nem ngon đúng kiểu phải đủ 8 phần thịt, 2 phần da bì, lót bằng lá vông và dây buộc nem là dây chuối. Bên cạnh thịt lợn thì nem chua Lai Vung còn có cả bì heo. Bì heo cũng phải thật tươi ngon, lông heo trên bì được cạo sạch sẽ, sờ mịn màng. Sau đó, bì heo sẽ được rửa sạch, để ráo.

3. Quýt hồng Lai Vung

Điều làm nên thương hiệu cho quýt hồng Lai Vung ngoài chất lượng ngon ngọt, đẹp mắt, là những năm gần đây các nhà vườn ở Lai Vung còn trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, hạn chế xịt thuốc bảo vệ thực vật. Theo những người dân ở đây, quýt hồng được trồng ở đây đầu thế kỷ 20. Ban đầu chỉ là loại quýt thông thường, mang về trồng ở vùng đất này thì trái quýt trở nên đặc biệt.

Quýt hồng Lai Vung

Đặc sản Đồng Tháp quýt Lai Vung ở đây cho trái to, màu hồng tươi, múi lại mọng nước, có mùi thơm dịu và vị ngọt. Đất trồng thích hợp với loại quýt hồng là đất sét mỡ gà, do đó ở Lai Vung không phải xã nào cũng phát triển được trái quýt hồng.

ặc sản Đồng Tháp quýt Lai Vung ở đây cho trái to, màu hồng tươi, múi lại mọng nước

Mùa quýt hồng Lai Vung thường rơi vào khoảng nửa cuối tháng chạp, đầu tháng giêng. Quýt hồng thường được chăm bón vào khoảng tháng 2 âm lịch nhưng chỉ cho ra quả vào cuối năm.

4. Xoài Cát Chu Cao Lãnh

Xoài Cát Chu Cao Lãnh Đồng Tháp  là giống xoài truyền thổng của địa phương có từ rất lâu đời. Tương truyền, ngày xưa vua Gia Long lánh nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xoài Cao Lãnh. Xoài được nhận xét là rất ít xơ, hương thơm nồng nàn quyến rũ, vị ngọt đầm đà, ăn mềm lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi.

Xoài Cát Chu Cao Lãnh

Đặc sản Xoài Cát Cao Lãnh Đồng Tháp được canh tác và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP có thể truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ … nhằm nâng cao chất lượng, hướng tới một nền sản xuất sạch – an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo cho xoài Cao Lãnh vươn ra thị trường thế giới.

Đặc sản Xoài Cát Cao Lãnh Đồng Tháp được canh tác và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn Global GAP

5. Chuột đồng Đồng Tháp

Đặc sản Đồng Tháp chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh quay lu là món ăn ngon, mang đậm chất miền Tây Nam Bộ. Với hương vị độc đáo của thịt chuột và cách chế biến đơn giản đã biến món ăn này trở thành đặc sản Đồng Tháp Mười. 

Món chuột này ăn rất béo, thịt thơm ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”. Món này dùng kèm với muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo mới đúng điệu.

Đặc sản Đồng Tháp chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh quay lu

Rất nhiều du khách đi du lịch Đồng Tháp muốn thử qua món ngon lạ miệng này. Nguyên liệu để làm nên món thịt chuột nướng lu là chuột đồng hoặc chuột cống nhum Cao Lãnh. Chuột đồng Cao Lãnh không hôi như chuột cống, chuột trũi và cũng không nhỏ như chuột nhắt.

Nguyên liệu để làm nên món thịt chuột nướng lu là chuột đồng hoặc chuột cống nhum Cao Lãnh

6.  Hủ tiếu Sa Đéc

Mới nhìn tô hủ tiếu Sa Đéc dường như tương tự hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Nam Vang. Tuy nhiên khi dùng đũa trộn lên, thực khách sẽ thấy được ngay sự khác biệt. Nếu sợi hủ tiếu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc lại ghi điểm với cọng to, màu trắng sữa.

Hủ tiếu Sa Đéc khô

Tạo hình đã lạ, khi thưởng thức còn lạ hơn với cảm giác dai mềm, hơi giòn cùng cái vị ngọt đọng lại khiến người ta không nghĩ đến việc dừng đũa, nhất là khi những cọng hủ tiếu ấy được hòa quyện mùi vị cùng những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.

Hủ tiếu Sa Đéc nước

Có người lý giải bánh hủ tiếu Sa Đéc ngon là do được làm nên từ làng bột Tân Phú Đông (Đồng Tháp) có truyền thống hơn 100 năm qua với loại gạo ngon ở vùng quê này nên trắng mịn, ngọt mềm mà không bở, không chua.

7. Cá linh non đầu mùa

Cá linh là một trong những đặc trưng không thể bỏ qua của đặc sản Đồng Tháp vào mùa nước nổi. Bắt đầu từ ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, nước lũ từ thượng nguồn sông Me Kong ở Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp, men theo kênh rạch, lấn ra sông Cửu Long rồi xối thẳng ra biển.

Cá linh hầu như ăn được nguyên con, không cần đánh vảy

Cá linh hầu như ăn được nguyên con, không cần đánh vảy. Bạn chỉ cần cắt ngang rốn cá một đoạn nhỏ rồi nặng hết ruột bên trong ra cho sạch. Cắt đuôi, sau đó rửa sạch và mang chế biến. Cá càng non thì thịt càng ngọt, hầu như không có xương, béo ngậy. Thịt loại cá này rất mềm và mau chín.

8. Bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp không những nổi tiếng bỡi loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi, mà trên hết là bánh với nhân từ thịt vịt.

Bánh xèo Cao Lãnh với nhân từ thịt vịt

Bánh xèo ngon nhưng chính chén nước mắm mới là linh hồn của món ăn này, nước mắm chua ngọt được làm từ củ cải trắng, cà rốt ăn mang hương vị đậm đà. Và chén nước mắm cũng khẳng định được “thương hiệu” của từng quán bánh xèo ở Cao Lãnh

Nước chấm đi kèm cũng được pha chế rất khéo từ nước mắm và gia vị, có vị chua the của chanh và phảng phất vị cay nhẹ của ớt thêm ít cà rốt, củ cải trắng cắt sợi đem đến hương vị rất quen mà lạ. 

Rau ở đây cũng thật tươi ngon, có cả các loại rau vườn đặc trưng ăn bánh xèo như: lá bằng lăng non, lá cách, đọt soi nhái,...

9. Khô cá lóc

Khô cá lóc từ món ăn dân dã nay đã trở thành đặc sản Đồng Tháp được nhiều người ưa chuộn khắp mọi miền đất nước. Với hương vị quê hương làm cho những người con xa quê càng nhớ quê nhà. Khô cá lóc rim chua ngọt chẳng phải món ăn cao sang gì. Vài ba con khô cùng tí gia vị, cọng hành rim qua nước mắm là thành. Đơn giản, bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn.

Khô cá lóc từ món ăn dân dã nay đã trở thành đặc sản Đồng Tháp

Khô cá lóc muốn được ngon và chất lượng thì phải làm từ những con cá còn sống. Cá lóc được làm sạch sau đó mang ướp muối, bột ngọt, hạt tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hạt giã lấy nước) khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày.

Khô cá lóc nướng

10. Lẩu mắm cá linh

Nhắc đến Đồng Tháp, là phải nhắc đến mắm cá linh, ai đã đến miền Tây mà chưa ăn mắm cá, thì thực sự là thiệt thòi. Mắm cá linh mang hương vị rất riêng không lẫn vào đâu được. Thịt cá linh mềm, ngọt, chưng lên để thưởng thức ngay hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu để làm món ngon đều hợp vị.

Lẩu mắm cá linh đặc sản đồng tháp mười

Lẩu mắm cá linh là một trong những lựa chọn cực kì ngon miệng khác ngoài những món lấu thường thấy như lẩu thái, lẩu bò hay lẩu gà… hãy thử ngay đặc sản Đồng Tháp này đi chắc chắn nó sẽ không làm bạn thất vọng. 

11. Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non là món ăn quen thuộc được người dân Đồng Tháp chế biến sau những buổi làm đồng cực nhọc. Khi những người đàn ông còn đang ngăn lạch, tát đìa bắt cá thì những người phụ nữ đã ra đồng hái lá sen non, làm nước chấm.

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non

Cá lóc còn tươi được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá rồi lấy muối hạt rửa lại, để cho ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng, gỡ những miếng thịt cá trắng nõn, thơm nức cuốn cùng với lá sen non, chấm cùng nước mắm me, bạn sẽ cảm nhận hồn quê Đồng Tháp trọn vẹn khi thưởng thức món ăn.

12. Rượu sen Đồng Tháp

Đặc sản Rượu sen Đồng Tháp sẽ được nấu theo cách truyền thống là gồm hạt sen, tim sen, củ sen và nếp. Với 1 ít bột men sen. Sau đó được nấu ủ với công nghệ truyền thống trong 1 thời gian ngắn nhất là 6 tháng. Để làm nên rượu, thông thường cần phải có tim sen, củ sen, hạt sen. 

Tất cả đều đã được tuyển chọn qua một quá trình chọn lọc nghiêm ngặt  rồi phơi khô qua nhiều nắng.

Đặc sản Rượu sen Đồng Tháp

Rượu Sen sử dụng hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, Rượu Sen giúp tăng cường sức khỏe, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi , an thần, giúp ăn ngon miệng hơn, và trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi.

13. Nhãn Châu Thành

Khi nhắc đến Châu Thành hầu như ai cũng liên tưởng đến những vườn nhãn da bò đến mùa thu hoạch tỏa hương thơm ngọt cả một vùng. Khoảng hơn 20 năm trước, nhãn da bò đứng “top” đầu cây ăn trái có hiệu quả kinh tế. Nhãn Châu Thành trái to hạt lép, hương thơm, cơm dày trắng ngần ngọt lịm, loại đặc sản có thể sánh ngang với nhãn lồng Hưng Yên.

Nhãn Châu Thành Đồng Tháp

Vườn nhãn Châu Thành bạt ngàn, vàng rực vào mùa trái chín với các loại nhãn thơm ngon như nhãn tiêu, nhãn xuồng, nhãn da bò, nhãn xuồng, nhãn phú quý, nhãn Edor (giống nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây mang lại hiệu quả kinh tế cao)

14. Cá tra, cá ba sa Đồng Tháp

Cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Campuchia, người ta gọi cá tra là pra, ở Lào gọi là souay kheo, còn ở Thái Lan gọi là swai.

Cá tra, cá ba sa Đồng Tháp

Đặc sản Đồng Tháp Mười không chỉ nổi tiếng với cá tra mà còn có cá ba sa. Thoạt nhìn, cá ba sa rất giống cá tra nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nhiều điểm khác biệt. Cá ba sa có thân hình thoi, hơi dẹp hai bên, bụng to chứa nhiều mỡ.

15. Vịt nướng Sa Đéc

Thịt vịt thường là món ngon không thể bỏ qua trong bữa cơm hàng ngày hay trong các buổi tiệc. Mà thịt vịt nướng lên càng tăng thêm độ ngon của thịt vịt. Thịt Vịt nướng Sa Đéc với da Vịt căng, dòn bên dưới lớp da không có mở và được tẩm các gia vị riêng mang đến cho món ăn một hương vị không thể quên.

Vịt nướng Sa Đéc - đặc sản sa đéc

Ngoài nướng theo kiểu truyền thống còn có các món tùy biến như : nướng tiêu xanh, nước lá mật, nướng giả cầy...

16. Bì mắm ở Bình Thạnh Trung, Lấp Vò.

Trước đây, bì mắm chỉ là một món ăn truyền thống thường dùng trong những dịp họp mặt hay đám tiệc của gia đình, dòng tộc. Người dân địa phương còn dùng bì mắm để biếu tặng bạn bè khi đến thăm nhà. 

Dù cách làm không khác nhiều so với nem thịt, nem bì, tré xứ Huế và cũng không hề sử dụng nước mắm trong quá trình chế biến nhưng bì mắm xứ Đồng Tháp lại đặc trưng mùi mắm thơm thoang thoảng.

Bì mắm ở Bình Thạnh Trung, Lấp Vò

Bí quyết để làm món bì mắm ngon phụ thuộc vào khâu chọn nguyên liệu. Thịt heo nạc để làm bì mắm phải thật tươi, chọn miếng thịt có lớp màng khô, bề mặt hơi se lại. Da heo nên chọn loại ở phần lưng hay phần bụng. Lưu ý là không nên mua loại da heo có màu đen hay còn gọi là vết chàm đen.

17. Mứt chuối phồng – Đặc sản Đồng Tháp

Mứt chuối hay còn gọi kẹo chuối là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Cách tân hơn so với mứt chuối truyền thống, mứt chuối phồng ra đời với hương vị vừa lạ vừa ngon phù hợp với người tiêu dùng mọi lứa tuổi.

Mứt chuối phồng – Đặc sản Đồng Tháp

Để tạo ra sản phẩm mứt chuối phồng đạt chất lượng, người ta thường chọn loại chuối xiêm thật già, vừa thu hoạch. Chuối sau khi được hái từ vườn về đem ủ cho chín tự nhiên, sau đó ép phơi khô trong khoảng từ 2 đến 3 nắng cho vàng ươm. 

Các nguyên liệu phụ còn lại đem sơ chế: dừa rám bào mỏng, gừng xắt sợi, đậu phộng và mè rang vàng, chuẩn bị sẵn đường cát và bánh phồng sữa…

18. Lẩu gà nồi Cao Lãnh

Đi du lịch Cao Lãnh, bạn chớ bỏ qua dịp thưởng thức món lẩu gà nòi. Gà dùng nấu lẩu thường là gà đá không đủ chuẩn bị loại ra. Tại Cao Lãnh có nhiều quán bán lẩu gà nòi vừa rẻ, vừa ngon, được đông đảo thực khách thường xuyên đến thưởng thức.

Lẩu gà nồi Cao Lãnh

Lẩu gà nòi ngon phải đạt tiêu chuẩn nước dùng trong, ngọt, vị thịt tự nhiên; sớ thịt gà dai, ngọt, thơm ngon chớ không bở rệu như gà công nghiệp (do gà ăn mồi thả vườn và nhờ được tẩm thuốc, nghệ cho bắp thịt săn chắc trước ngày thi đấu). Bên nồi lẩu những đĩa rau mồng tơi, cải ngọt xanh mướt càng làm món lẩu gà hấp dẫn hơn.

19. Bánh tằm Sa Đéc

Không chỉ nổi tiếng với món hủ tiếu, bành tầm cũng là một món ngon không thể bỏ qua khi đến Sa Đéc. Món bành tầm Bì tại đây được ăn với nước cốt dừa béo ngậy cộng với vị mặn của nước mắm, vị chua từ đồ ăn kèm tạo nên một hương vị không thể bỏ qua.

Bánh tầm Sa Đéc  Không chỉ nổi tiếng với món

Tại Sa Đéc các bạn có thể ghé quán bánh bầm chú Dũng để thưởng thức, ngoài ra quán bánh tầm kế bên hủ tiếu Phú Thành cũng là một lựa chọn. Nếu muốn thưởng thức dạng quán gánh và hương vị bánh tầm xưa thì gánh bánh tầm tại trường nữ Trưng Vương là nơi không thể bỏ qua.

20. Cơm tấm Sa Đéc

Cơm tấm là món ăn rất quen thuộc, tuy nhiên khi đến Sa Đéc thì món cơm tấm tại đây bạn không nên bỏ qua. Cơm tấm tại Sa Đéc thường được nấu bằng cơm tấm ít trộn thêm các loại gạo khác nên hương vị rất đúng với món cơm tấm.

Cơm tấm Sa Đéc

Một điều thú vị món cơm tấm tại Sa Đéc là ăn cùng với nước cốt dừa, nghe thì lạ nhưng sự kết hợp này mang đến cho dĩa cơm tấm một sự kết hợp lạ mà ngon, vị mặn từ thịt, nước mắm, sườn... kết hợp với vị ngọt béo từ nước cốt dừa mang đến cho người ăn một hương vị không thể quên,